Một bài viết về môn GDCD

https://fragriver.wordpress.com/2017/02/02/dichho-da-hoc-mon-giao-duc-cong-dan-nhu-thenao-long-ung-dai/

Tình cờ đọc được bài này trong blog mới đây của bạn Huy Linh. Trong một buổi chiều nhạt nhẽo giữa chuỗi ngày nhạt nhẽo và down mood thì bài viết trên kiểu giống như vitamin cho t vậy. Nó ko phải là một bài viết mang tính self-help, cũng ko lê thê những triết lý dạy người dạy đời, nó đơn giản là bài viết ý luận về môn Giáo dục công dân. Mà có khi sau khi đọc bài này có lẽ t sẽ ko gọi GDCD là môn nữa, nó thay đổi suy nghĩ trong t luôn, nó giống như khái niệm.

À t ko có ý chê bai những bài viết mang tính triết lý nhân sinh, chỉ là đang trong tâm trạng ko tốt, đọc những thứ mới mẻ, tích cực và ko liên quan tới vấn đề mình đang gặp phải thì cảm giác nó tốt hơn chút. Chứ t thi thoảng vẫn đọc Đường xưa mây trắng cho tâm nó nhẹ nhàng mà.

Ko lan man nữa. Quay trở lại với bài viết trên kia (tác giả Long Ứng Đài, dịch: chị Fragriver) thì kiểu mình như được khai sáng ra vậy. À cũng ko phải, nó như đánh thức lại con người trước kia của t, kiểu “Ah!” lâu nay mày bị luồng sống cuốn trôi theo những xô bồ của dòng đời, mà quên đi mày từng suy nghĩ những gì, từng thích thú với những thế giới nhiều chiều ra sao, từng vì một vấn đề mà đứng trên nhiều phương diện để nhìn nhận và đánh giá nó như thế nào. Ồ con người đó của t đi đâu? Hnay như t gặp lại chứ chưa hẳn là quay về được hoàn toàn. Tại sao t lại nói ra điều này ư? Vì t nghĩ nhiều người mà đọc bài này sẽ cho rằng thật bình thường khi cho rằng họ cũng nghĩ được như đối tượng nghiên cứu trong bài viết.

Ấy là, cái t tâm đắc nhất trong bài là đoạn này:

Tiếp theo đó cậu bảo: “Năm con học cấp 3 con có cùng mẹ thảo luận, mẹ con mình cùng đọc kịch bản “Galileo” của Bertolt Brecht.”  Môn tiếng Đức, cũng là môn Ngữ văn của họ. “Mẹ quên rồi sao, lúc đó mẹ con mình thảo luận về kịch bản này, chủ đề thảo luận chính là gì?”

Trong kịch bản, Bertolt Brecht miêu tả Galileo đối mặt với những lựa chọn cuộc đời, lựa chọn khác nhau thể hiện những phương thức suy nghĩ khác nhau về giá trị sinh mệnh. Dưới sự áp bức của Giáo hội, Galileo có hai lựa chọn, một là chọn dũng cảm vì nghĩa, đấu tranh với giáo hội tới cùng. Chọn chết, ông ta sẽ trở thành người bảo vệ niềm tin, thành người anh hùng vì chân lý; tuy nhiên có thể trở thành người anh hùng rơm, bởi lẽ những nghiên cứu trước đó của ông sẽ không có cách nào giữ lại được, về sau cũng không thể nào tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên lối suy nghĩ đó cũng thể hiện rõ giá trị mà cậu ấy kiên trì ủng hộ.

Một lựa chọn khác là tôn trọng sinh mệnh. Lựa chọn khuất phục trước Giáo hội, vì vậy có thể được sống tiếp, có thể thông qua phương thức trường kỳ, dần dần cải biến lối suy nghĩ của xã hội, nhưng làm vậy anh không còn là anh hùng nữa, đồng thời bị làm nhục, thất bại, và dần dần suy thoái. Đối tượng nghiên cứu 20 tuổi của tôi nói, trong khi đọc các tác phẩm văn học tiếng Đức, họ thực ra mượn cớ để thảo luận cá nhân đối diện với xã hội, đối diện với quyền uy, và đưa ra những lựa chọn đạo đức như thế nào.

Đây cũng là giáo dục công dân.

Bởi trước t cũng từng nghĩ như thế. Tất nhiên ở 1 chủ đề khác. Kiểu t hay nghĩ nhiều phương diện, nghĩ theo nhiều cách nhìn thành thử ra thi thoảng tâm trí t cứ bị đánh nhau. Điều này cũng được đề cập trong bài Lời nói dối t viết trước đây.

À nhưng khs đọc xong bài này t cứ liên tưởng tới cuốn Tottochan – cô bé bên cửa sổ :))

Bình luận về bài viết này